Trẻ bị sổ mũi là bệnh về đường hô hấp khá phổ biến, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu sổ mũi ở trẻ sẽ giúp ba mẹ có cách chăm sóc phù hợp hơn.

Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi
Sổ mũi là triệu chứng thường gặp khi bị viêm hô hấp. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ có hệ miễn dịch kém. Sổ mũi gây nhiều phiền toái cho bé, thậm chí nếu kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị chảy nước mũi để có cách xử lý phù hợp:
- Trẻ bị nhiễm lạnh: Thời tiết giao mùa là thời điểm các bé dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp gây nghẹt mũi, sổ mũi. Ngoài ra, trẻ bị sổ mũi cũng do một số tình trạng khác như cảm cúm, dị ứng,…
- Không khí khô: Thông thường, hốc mũi được lót bởi lớp niêm mạc. Nó giữ chức năng lọc bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ mũi xoang. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, bộ phận này rất nhạy cảm với không khí, nhất là khi thời tiết hanh khô. Lúc này, trẻ sẽ ít tiết dịch hơn khiến lớp niêm mạc trở nên yếu đi. Từ đó gây ra các biểu hiện như khịt mũi, cảm cúm, sổ mũi, mệt mỏi,…
- Chất gây dị ứng: Trẻ có cơ địa nhạy cảm dễ bị kích ứng bởi các tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, bụi bẩn, lông vật nuôi,… Ngoài triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi thì bé có thể bị nổi mẩn và ngứa da
- Trẻ bị cảm cúm: Cảm cúm xuất hiện quanh năm, bùng phát mạnh nhất là vào thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4. Trẻ có thể trạng yếu rất dễ bị cảm trong thời gian này
- Do virus gây ra: Niêm mạc mũi là nơi trú ẩn lý tưởng của nhiều loại virus. Khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết lạnh, hanh khô, chúng sẽ phát triển và làm trẻ bị sổ mũi

Dấu hiệu nhận biết sổ mũi ở trẻ
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có thể kèm theo nghẹt mũi, hắt hơi. Đây là triệu chứng thông thường và đa phần các trường hợp đều do virus. Tuy nhiên, ở một số trẻ có thể bị chảy mũi xanh hay dân gian còn có câu “thò lò mũi xanh”.
Trẻ bị sổ mũi kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến ăn uống và giấc ngủ. Thậm chí trường hợp nặng có thể bị bội nhiễm dẫn đến các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm họng. Vì vậy, nếu thấy diễn tiến của bé có vẻ nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa bé đi thăm khám với bác sĩ ngay nhé!
Cách chăm sóc bé bị sổ mũi
Nếu mức độ sổ mũi ở trẻ nhẹ, không ho, không sốt, không ảnh hưởng đến ăn uống và giấc ngủ, phụ huynh không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần chú ý giữ ấm cho bé, tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát cho bé vui chơi và nghỉ ngơi là có thể tự hồi phục. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ bị sổ mũi:
Rửa mũi cho bé
Nước mũi sinh lý giúp làm sạch sâu mà lại an toàn cho bé. Mẹ có thể vệ sinh mũi cho bé theo các bước dưới đây:
- Đặt bé nằm ngửa, nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch nước mũi sinh lý vào mỗi bên mũi của trẻ
- Chờ khoảng 5 – 10 giây cho dịch mũi đặc loãng ra
- Với bé lớn, ba mẹ có thể hướng dẫn bé tự hỉ mũi. Với bé nhỏ, mẹ dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy ở từng cánh mũi

Cho bé uống nhiều nước
Mẹ nên cho trẻ bị sổ mũi uống nhiều chất lỏng như nước, sữa, súp, nước trái cây. Cách này giúp kết cấu dịch mũi bị phá vỡ, dễ dàng tống ra ngoài hơn.
Tắm nước gừng ấm
Gừng chứa nhiều tinh dầu sẽ giúp làm thông mũi, loãng dịch. Mẹ có thể kết hợp với nước ấm để tắm sẽ mang lại cho bé cảm giác thoải mái, thư thái hơn.
Tư thế ngủ đúng
Bé bị sổ mũi ban đêm khi ngủ sẽ rất khó thở. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể cho trẻ gối đầu cao hơn một chút. Cách này giúp chất nhầy chảy xuống họng, không bị ứ đọng trong xoang, làm giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở.
Thay đổi tư thế
Đây là một mẹo hay mà mẹ nên biết. Nếu thấy bé bị sổ mũi, mẹ hãy dùng ngón trỏ day nhẹ vào chân của cánh mũi hai bên. Mỗi ngày massage khoảng 2 – 3 phút sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng ngón trỏ hoặc ngón cái vuốt dọc 2 bên sống mũi. Thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ giúp mũi trở nên thông thoáng hơn.
Sử dụng tinh dầu
Khi con chớm có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ dùng một lượng nhỏ tinh dầu tràm hoặc khuynh diệp xoa vào lòng bàn chân bé, massage nhẹ nhàng khoảng vài phút. Lưu ý, khi ngủ mẹ nên giữ ấm chân của bé. Vì gan bàn chân bị lạnh, trẻ rất dễ mắc bệnh về hô hấp.

Khi nào trẻ bị chảy nước mũi cần đi bệnh viện?
Phần lớn các trường hợp sổ mũi ở trẻ đều nhẹ và không cần đi bệnh viện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ:
- Trẻ sổ mũi kèm sốt cao liên tục trong 2 ngày
- Có triệu chứng cảm cúm kèm theo như quấy khóc, nôn ói, bỏ ăn, bỏ chơi,…
- Sổ mũi do viêm mũi dị ứng hay viêm VA quá phát
- Nghi ngờ mắc dị vật ở mũi: Khi bị sổ mũi thường, bé thường bị cả 2 bên mũi. Nhưng nếu trẻ chỉ bị sổ mũi 1 bên, 1 bên nghẹt, thậm chí dịch mũi lẫn máu thì nên nghi ngờ tới khả năng bé tự nhét vật gì đó trong mũi
Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Tình trạng trẻ bị sổ mũi rất phổ biến. Tuy nhiên, cha mẹ có thể phòng ngừa dễ dàng thông qua các cách chăm sóc dưới đây:
- Rèn cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng và đảm bảo rằng những người thân trong gia đình đều làm như vậy
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với người bị cảm
- Không cho bé dùng chung đồ cá nhân với mọi người
- Tiêm phòng vắc xin cúm, vắc xin covid-19 đầy đủ
- Đeo khẩu trang cho bé mỗi khi ra ngoài
- Trời lạnh, bé cần được mang tất khi ngủ, giữ ấm cơ thể mỗi khi ra ngoài
Ngoài ra, để phòng ngừa trẻ bị sổ mũi, cha mẹ cần cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng. Hy vọng những thông tin của bài viết sẽ giúp ích cho mẹ khi chăm sóc bé!
Cụm từ tìm kiếm: bé bị chảy nước mũi, bé bị sổ mũi, trẻ bị chảy nước mũi, trẻ sơ sinh bị sổ mũi…