Những nguy hiểm tiềm ẩn khi dùng thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Những nguy hiểm tiềm ẩn khi dùng thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do sức đề kháng còn non yếu nên dễ bị các bệnh lý về viêm đường hô hấp, cảm cúm và ốm vặt khi thời tiết thay đổi. Chính vì thế, nhiều bậc cha mẹ đã tìm đến thuốc tăng đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, thực sự thuốc tăng đề kháng có mang lại hiệu quả như mong đợi và có chứa đựng những “hiểm họa” gì không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây trước khi cho con sử dụng thuốc bổ tăng sức đề kháng bạn nhé!

Vì sao cần tăng cường sức đề kháng cho bé?

Như các bạn đã biết sức đề kháng chính là yếu tố quan trọng trong quá trình trẻ phát triển. Sức đề kháng giúp cơ thể trẻ chống lại những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn…Khi trẻ có sức đề kháng yếu, trẻ dễ nhiễm bệnh khi gặp những tác nhân từ bên ngoài, chẳng hạn như khi thời tiết thay đổi trẻ dễ bị ho, sổ mũi, cảm cúm…

Khi trẻ hay bị ốm vặt sẽ dẫn đến tình trạng lười ăn, cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất nên sức đề kháng kém đi. Như vậy, trẻ sẽ gặp vòng xoắn bệnh lý do hệ miễn dịch bị suy giảm. Nếu sức đề kháng của trẻ không được củng cố trẻ sẽ chậm phát triển, gặp tình trạng suy dinh dưỡng…

Cách tăng đề kháng tự nhiên tốt nhất dành cho trẻ đó chính là chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất, kèm lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thấy con thường xuyên ốm vặt mà không biết cách khắc phục thế nào cho hiệu quả đã tìm đến các loại thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ.

Vì sao cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ?
Vì sao cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ?

Dấu hiệu nhận biết trẻ có sức đề kháng yếu

Thông thường với trẻ có sức đề kháng yếu thường có những biểu hiện dưới đây:

Trẻ thường xuyên ốm vặt

Đối với trẻ sau khi chào đời, trẻ sẽ nhận được một lượng kháng thể từ nguồn sữa mẹ. trong quá trình phát triển thì hệ miễn dịch của trẻ cũng dần được hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, với hệ miễn dịch non yếu nên trẻ rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài. Khi trẻ có ít hệ miễn dịch sẽ dễ gặp các bệnh lý về đường hô hấp như ho, sổ mũi, cảm lạnh, viêm họng … do thời tiết thay đổi. Đây cũng là một trong những dấu hiệu trẻ có sức đề kháng yếu.

Trẻ bị mất nước

Cũng giống như người lớn, nước có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Nước chiếm đến 70% trọng lượng của cơ thể, nên khi trẻ có dấu hiệu mất nước cần được bổ sung kịp thời. Những biểu hiện mất nước ở trẻ có thể dễ dàng nhận biết như da khô, niêm mạc nhợt nhạt, trẻ đi tiểu ít, khóc không có nước mắt… Cho nên, trẻ bị mất nước cũng là dấu hiệu trẻ có sức đề kháng yếu.

‍Trẻ bị mất nước cũng là dấu hiệu sức đề kháng yếu
Trẻ bị mất nước cũng là dấu hiệu sức đề kháng yếu

Trẻ thèm đường

Có thể bạn chưa biết một dấu hiệu nữa cho thấy sức đề kháng của trẻ bị suy yếu đó là trẻ thèm đường, thèm đồ ngọt. Khi trẻ ăn nhiều đồ ngọt, nhiều đường cũng là lý do khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu.

Trẻ biếng ăn

Trẻ phát triển bình thường, khỏe mạnh thì trẻ sẽ ăn uống bình thường. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như chán ăn, bỏ bú thì bạn cần theo dõi trẻ kỹ lưỡng. Bởi đây cũng là một trong những dấu hiệu sức đề kháng của trẻ bị suy giảm.

Trẻ tiêu hóa kém

Thêm một trong những dấu hiệu nữa mà bạn cần chú ý ở trẻ có sức đề kháng kém đó là hệ tiêu hóa của trẻ phát triển kém, không hoặc kém hấp thụ thức ăn. Trẻ gặp phải một số triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, trẻ đi ngoài phân sống. Lâu ngày trẻ dễ bị còi xương suy dinh dưỡng do không được hấp thụ các dưỡng chất vào cơ thể.

Trẻ gặp phải một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Trẻ gặp phải một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Vết thương hở lâu lành

Theo như nhận định của các bác sĩ nhi khoa, chuyên gia y tế đầu ngành cho rằng: vết thương lâu lành cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ có sức đề kháng yếu. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ có những vết thương lâu lành, thì phần lớn là do hệ miễn dịch của trẻ yếu kém.

Xem ngay:  Cách dùng bỉm đúng cách, không gây hại cho bé

Trẻ có khả năng chịu đựng kém

Trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, không chịu vận động, không có năng lượng để hoạt động. Đặc biệt là trẻ không hào hứng với những hoạt động vui chơi thể chất như những trẻ khác. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy nét mặt, cảm giác trẻ luôn bơ phờ, thèm ngủ là biểu hiện cho thấy tình trạng sức đề kháng của trẻ yếu.

Có nên dùng thuốc tăng đề kháng cho trẻ?

Đối với trẻ được bú mẹ trong vòng 6 tháng đầu đời thì trẻ sẽ có sức đề kháng tốt hơn những trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đến giai đoạn lớn hơn trẻ thường gặp phải một số bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản… khiến trẻ thường xuyên ốm vặt, mệt mỏi, kiệt sức…

Khi nào nên sử dụng thuốc tăng đề kháng cho trẻ?

Thuốc tăng cường sức đề kháng cho bé chỉ thực sự nên dùng khi trẻ bị thiếu hụt một số yếu tố miễn dịch khi được thăm khám và chỉ định sử dụng. Việc  mua thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ cần được sự tư vấn từ bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý lựa chọn sản phẩm thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ em khi chưa biết trẻ có thực sự cần đến loại thuốc đó hay không? Hơn nữa nếu cha mẹ tự ý cho trẻ sử dụng sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo việc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ.

Khi nào nên dùng thuốc tăng đề kháng cho trẻ
Khi nào nên dùng thuốc tăng đề kháng cho trẻ

Lạm dụng thuốc tăng đề kháng cho trẻ gây hậu quả gì?

Với bất kỳ một loại thuốc bổ hay thực phẩm bổ sung nào nếu dùng không đúng đều mang lại những tác dụng phụ và hậu quả đáng lo. Việc bổ sung một lượng thuốc bổ không đúng cách vào cơ thể trẻ có thể gây ra một số tác dụng phụ như: khiến trẻ dậy thì sớm do lượng hormone tăng cao, trẻ chán ăn, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón…

Theo bác sĩ chuyên khoa, nếu cho trẻ dùng thuốc không đúng cách, thuốc bổ sẽ gây nên một số tác dụng ngược như:

  • Bổ sung lượng Canxi với hàm lượng cao khiến trẻ dễ bị sỏi thận, đồng thời làm giảm quá trình cơ thể hấp thu các dưỡng chất khác như: sắt, kẽm, magie…
  • Hoặc bổ sung quá nhiều sắt cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón
  • Một số vitamin như A, D, K, E nếu bổ sung quá tải mà cơ thể trẻ không thể đào thải kịp, dễ gây ngộ độc, tích lũy ở gan ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
  • Một số trường hợp trẻ sẽ bị dị ứng khi bổ sung hàm lượng vitamin B1, B6, B12, thậm chí có thể gây sốc phản vệ
  • Đặc biệt, nếu không sử dụng đúng thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ có thể gây nên một số rối loạn hệ tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, trẻ mệt mỏi, chóng mặt, biếng ăn (do mất cân bằng dinh dưỡng)

Những cách tăng cường sức đề kháng cho bé hiệu quả

Để tăng sức đề kháng cho trẻ một cách hiệu quả để giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn, cũng như giúp trẻ tạo nên hàng rào miễn dịch vững chắc, ngăn chặn sự tấn công của những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Dưới đây là một số biện pháp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ, bạn có thể áp dụng để giúp hệ miễn dịch của trẻ được phát triển hoàn thiện hơn.

Cho trẻ uống đủ nước

Các chuyên gia đánh giá cao về vai trò của nước đối với cơ thể, bổ sung đủ nước hàng ngày cho trẻ giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể trẻ khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus gây hại.

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng, bạn có thể cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để trẻ được cung cấp lượng kháng thể tự nhiên nhất. Đối với trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, bạn có thể cho trẻ uống thêm nước lọc, nước cam… để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, tuyệt đối không cho trẻ uống các loại nước ngọt, nước có gas.

Cho trẻ uống đủ nước giúp tăng cường sức đề kháng
Cho trẻ uống đủ nước giúp tăng cường sức đề kháng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Với một chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ gồm đầy đủ vitamin, khoáng chất…sẽ góp phần tạo nên hàng rào miễn dịch vững chắc. Ví dụ như khi bạn tăng cường chế độ ăn cho trẻ với các loại thực phẩm có chứa vitamin C – là chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp hệ miễn dịch của trẻ được hỗ trợ, phòng ngừa các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

Xem ngay:  Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt nguyên nhân là gì

Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin cho cơ thể còn giúp tăng cường chức năng thải độc và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ.

Bên cạnh những loại khoáng chất thì kẽm cũng có vai trò đặc biệt quan trọng để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khi cơ thể trẻ thiếu kẽm sẽ khiến lượng bạch cầu trong cơ thể giảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn. Bạn có thể bổ sung kẽm cho trẻ từ những loại trái cây như quả chín mọng, cá hồi, tôm, cua…

Khuyến khích trẻ vận động

Việc khuyến khích trẻ vận động là việc cần thiết bởi khi trẻ vận động hàng ngày sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, giúp cơ thể đào thải mạnh các chất chuyển hóa độc hại, từ đó hệ miễn dịch của trẻ cũng được tăng cường. Bạn có thể hướng dẫn trẻ vận động đơn giản như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, đá bóng…

Khuyến khích trẻ vận động để cải thiện hệ miễn dịch
Khuyến khích trẻ vận động để cải thiện hệ miễn dịch

Giữ gìn vệ sinh cho trẻ sạch sẽ

Đây là một trong những bước rất quan trọng trong quá trình chăm sóc và giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Vi khuẩn tồn tại khắp mọi nơi xung quanh trẻ, có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như: sốt, tả, lao, uốn ván… Nếu hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện rất dễ bị tấn công và nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Nhất là với những bạn trẻ hiếu động, thường xuyên tò mò với những gì đang diễn ra ở bên ngoài mà không hay biết đó là môi trường chứa đầy mầm bệnh.

Chính vì vậy, bạn cần hướng dẫn trẻ và tạo cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ngay từ khi còn nhỏ. Chẳng hạn như: rửa tay trước khi ăn, giữ vệ sinh cá nhân ở tường, không ăn đồ ăn vặt bán ở vỉa hè… Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế mầm bệnh tại chính ngôi nhà của mình bằng cách dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, phòng ngủ của trẻ, để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng một cách hiệu quả.

Để trẻ có giấc ngủ ngon

Giấc ngủ đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, nhất là trong quá trình trẻ phát triển. Bởi khi trẻ ngủ đủ và sâu giấc chính là lúc cơ thể trẻ được nghỉ ngơi và tái tạo hệ miễn dịch một cách tốt nhất. Hơn nữa khi trẻ ngủ đủ giấc, khi tỉnh dậy trẻ sẽ vui vẻ và ăn uống tốt hơn. Ngoài ra, trong khoảng thời gian trẻ ngủ từ 10 giờ tối là lúc các hormone tăng chiều cao phát triển vượt bậc, giúp trẻ có thể đạt được chiều cao trong những năm tháng đầu tiên.

Để trẻ phát triển toàn diện, bạn nên hình thành cho trẻ một thói quen ngủ và thức dậy khoa học. Điều này sẽ có lợi cho sức khỏe của trẻ cũng như giúp hệ miễn dịch của trẻ được hoàn thiện tối đa.

Giúp trẻ có giấc ngủ ngon để trẻ tăng sức đề kháng
Giúp trẻ có giấc ngủ ngon để trẻ tăng sức đề kháng

Massage cho trẻ

Bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ, khi được massage cơ thể sẽ giảm mệt mỏi, được thư giãn và ít mắc bệnh hơn. Đồng thời khi massage còn giúp cho hệ tuần hoàn được cải thiện, kích thích miễn dịch của trẻ, giúp lưu thông bạch huyết đi khắp nơi cơ thể để loại bỏ những độc tố gây hại.

Cho trẻ tiêm chủng đúng lịch

Ngay từ những năm tháng đầu đời, trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để phòng ngừa một số bệnh như viêm não, uốn ván, ho gà, sởi, thủy đậu, viêm gan siêu vi… Bạn nên cho trẻ tiêm đủ các số mũi theo yêu cầu để trẻ được bảo vệ một cách tốt nhất. Tránh đi cho trẻ đi tiêm khi trẻ có những biểu hiện như dị ứng, sốt, ho, sổ mũi…

Không lạm dụng thuốc kháng sinh

Có nhiều trường hợp lạm dụng kháng sinh tùy ý cho trẻ cũng khiến cho hệ miễn dịch của trẻ suy giảm. Bởi vì dùng kháng sinh nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Lúc này cơ thể sẽ không thể chống lại những tác nhân gây hại như vi khuẩn, khiến trẻ dễ bị tấn công và mắc bệnh hơn.

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về những hiểm họa khi tự ý dùng thuốc tăng đề kháng cho trẻ mà bạn cần lưu ý. Bạn chỉ cần thực hiện đúng và đủ những biện pháp tăng cường sức đề kháng cho trẻ một cách tự nhiên nêu trên, thì hệ miễn dịch của trẻ sẽ cải thiện được rất nhiều. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu suy giảm sức đề kháng, bạn có thể tìm đến bác sĩ để được tư vấn và tìm cách khắc phục hiệu quả. Tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc bổ tăng sức đề kháng cho trẻ kẻo “tiền mất, tật mang” bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

chưa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh Previous post Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
giấc ngủ quan trọng với trẻ em Next post Thời gian đi ngủ thích hợp nhất cho trẻ em theo độ tuổi