Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tình trạng lỗ mũi bị lấp đầy bởi dịch nhầy, gây khò khè, khó thở. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị dưới đây để chăm sóc bé tốt hơn.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nghẹt mũi là gì?

Khi trẻ sơ sinh bị dị ứng hoặc cảm lạnh, lớp niêm mạc trong đường mũi sẽ bị viêm. Đồng thời, hệ miễn dịch lúc này cũng nhận được “tin báo” có kẻ xâm nhập sẽ bắt đầu sản sinh nhiều chất nhờn để “giăng lưới” bảo vệ. Do đó trẻ sẽ gặp triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi.

Nghẹt mũi là hiện tượng khoang mũi bị ngăn bít bởi dịch nhầy, gây cản trở đường thở và hoạt động của hệ hô hấp. Tình trạng này khiến bé khó thở, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến ăn uống và giấc ngủ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Mẹ có biết rằng có rất nhiều tác nhân gây nghẹt mũi ở trẻ nhỏ không? Tìm hiểu ngay để biết cách phòng tránh.

  • Thời tiết thay đổi: Thời tiết chuyển lạnh đột ngột sẽ khiến trẻ sơ sinh dễ bị cảm gây sổ mũi, nghẹt mũi. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều hơn vào buổi tối hoặc buổi sáng, lúc nhiệt độ không khí giảm
  • Dị ứng: Một số trẻ sơ sinh có cơ địa nhạy cảm, khi tiếp xúc với các yếu tố như phấn hoa, lông vật nuôi, hóa chất, độ ẩm không khí hay thời tiết có thể bị ngạt mũi
  • Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Không chỉ xảy ra khi thời tiết lạnh, trẻ có thể bị cảm lạnh ngay cả trong thời tiết nóng bực. Trường hợp bé chơi ngoài nắng, đổ mồ hôi nhiều và nằm trong phòng điều hòa ngay cũng có thể dẫn đến dấu hiệu cảm lạnh, với dấu hiệu sốt, sổ mũi, nghẹt mũi
  • Cảm cúm: Bé bị nghẹt mũi cũng là dấu hiệu thường gặp khi bị cảm cúm. Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn kèm theo tình trạng đau họng, sốt nhẹ, bỏ bú
  • Dị vật trong mũi: Khi chơi đùa, bé vô tình cho vật lạ vào mũi mà ba mẹ không hề hay biết. Nếu không được xử lý kịp thời, bé sẽ bị tắc mũi, nghẹt mũi, thậm chí tổn thương niêm mạc gây chảy máu
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Ở trẻ sơ sinh, khả năng ngôn ngữ và biểu lộ cảm xúc chưa hoàn thiện nên cha mẹ khó có thể biết được những vấn đề sức khỏe bé đang gặp phải, nhất là khi bị nghẹt mũi. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ bị nghẹt mũi giúp mẹ nhận biết dễ dàng:

  • Khò khè, khó thở
  • Ngủ không ngon, không sâu giấc
  • Hắt hơi, ho, chảy nước mũi
  • Trẻ thở dễ hơn khi được bế đứng
Xem ngay:  Bí quyết vắt sữa bằng tay giúp sữa về nhanh, nhiều, sánh đặc

Mũi bị tắc nghẽn khiến trẻ hô hấp khó khăn khi chỉ có thể thở bằng miệng. Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ, việc thở bằng miệng sẽ khiến bé không thể bú được hơi dài mà thường ngắt quãng, đặc biệt rất dễ bị sặc. Bên cạnh đó, dịch nhầy của mũi chảy xuống họng còn gây kích thích vùng hầu họng, làm bé bị khò khè, ho, nôn trớ.

Cách trị nghẹt mũi cho bé sơ sinh KHÔNG DÙNG THUỐC

Trên thực tế, trẻ sơ sinh nghẹt mũi không quá đáng lo. Tuy nhiên nếu không được xử lý kịp thời và chăm sóc đúng cách, trẻ có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe khác. Vì vậy, việc chăm sóc và điều trị ở giai đoạn sớm với trẻ là rất quan trọng. Ba mẹ cùng tham khảo một số cách trị nghẹt mũi cho bé ngay tại nhà dưới đây nhé!

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là dung dịch an toàn, không gây kích ứng với trẻ sơ sinh nên có thể dùng để vệ sinh mũi khi bị nghẹt mũi, khó thở. Các bước vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi như sau:

  • Đặt trẻ nằm ngửa, nhỏ mỗi bên mũi 2 – 3 giọt nước muỗi
  • Giữ yên khoảng 5 giây, dùng tay day nhẹ hai cánh mũi để làm tan chất nhầy
  • Kê đầu bé cao hơn thân người để dịch nhầy trong mũi chảy ra ngoài
  • Dùng khăn mềm lau sạch là được
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Dùng dụng cụ hút mũi

Đối với trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi chưa biết tự xì mũi, mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để giúp bé dễ thở hơn.

  • Đặt bé nằm trên một chiếc gối có độ cao vừa phải
  • Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé để làm ẩm dịch nhầy, tránh bị tổn thương khi hút
  • Dùng ngón tay cái bóp bình để tạo môi trường chân không
  • Giữ nguyên tay, đặt ống vào bên mũi của bé
  • Thả nhẹ tay từ từ để tạo lực hút
  • Bỏ dụng cụ hút ra ngoài, bóp mạnh để đẩy dịch nhầy ra ngoài. Rửa sạch ống hút
  • Làm tương tự với bên mũi còn lại

Xông hơi

Hơi nước ấm sẽ giúp nới lỏng chất nhầy trong mũi. Bên cạnh đó, cách này còn giúp giảm ho, tức ngực mang lại cho bé cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn. Vì vậy, xông hơi là cách trị trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đơn giản và hiệu quả, được nhiều phụ huynh áp dụng. Trong quá trình xông hơi, mẹ lưu ý không để mặt bé tiếp xúc quá gần với nước ấm, bởi dễ gây nguy cơ bỏng. Ngoài ra, để tăng hiệu quả, mẹ có thể nhỏ thêm vào nước 1 – 2 giọt tinh dầu.

Xông hơi cho bé sơ sinh
Xông hơi cho bé sơ sinh

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng

Không khí ẩm, sạch sẽ cũng là yếu tố giúp tình trạng ngạt mũi của trẻ sơ sinh được cải thiện đáng kể. Do đó, mẹ nên trang bị trong phòng ngủ của bé chiếc máy tạo độ ẩm. Lưu ý về vị trí lắp đặt, để máy ở khoảng cách đủ gần để hơi sương có thể bay đến chỗ bé khi đang ngủ. Trong quá trình sử dụng, mẹ nên thường xuyên thay nước, làm sạch máy để tránh nấm mốc, vi khuẩn phát triển.

Xem ngay:  Cách nhổ răng bằng chỉ cho bé có an toàn không?

Nâng cao đầu của trẻ khi ngủ

Cho bé nằm gối cao sẽ giúp dễ thở, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn gây cản trở hô hấp. Mẹ có thể đặt một chiếc khăn bên dưới gối để đầu bé được nâng cao hơn chút.

Những điều CẦN TRÁNH khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Bên cạnh quan tâm những cách trị trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, mẹ cần lưu ý một số điều CẦN TRÁNH trong quá trình chăm sóc bé dưới để để không làm bệnh thêm trầm trọng hơn.

  • Không tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc co mạch khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Bởi việc lạm dụng có thể khiến bé gặp tác dụng phụ và những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
  • Tuyệt đối không dùng miệng để hút dịch nhầy trong mũi của bé. Vì vi khuẩn, virus từ miệng của bạn sẽ lây lan và dễ gây bội nhiễm, làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn
  • Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kéo dài, triệu chứng không thuyên giảm mà có xu hưởng nặng hơn thì cần đưa đến bệnh viện khám ngay lập tức
Những điều cần tránh khi bé bị nghẹt mũi
Những điều cần tránh khi bé bị nghẹt mũi

Cách phòng ngừa trẻ bị ngạt mũi

Với phương pháp “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ba mẹ có thể áp dụng một số cách sau để bảo vệ trẻ:

  • Tăng cường đề kháng cho trẻ: Ăn uống khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ sẽ giúp tăng cường đề kháng cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mẹ nên duy trì cho bé bú sữa hàng ngày để vừa đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, vừa cung cấp nước giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ: Không gian sống sạch sẽ, thông thoáng sẽ giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo sàn nhà được lau sạch, khu vực cánh cửa, rèm, giường,… được lau chùi và giặt giũ thường xuyên. Đồng thời hạn chế cho bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông vật nuôi, khói thuốc lá,…
  • Vệ sinh mũi họng cho bé: Ngay cả khi trẻ sơ sinh không bị ngạt mũi, ba mẹ vẫn nên duy trì thói quen rửa mũi, họng cho bé. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được loại nước muối sinh lý phù hợp với bé

Nhìn chung, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tình trạng không quá đáng lo. Tuy nhiên, nếu trẻ ngạt mũi kéo dài và không thuyên giảm, ba mẹ cần đưa đến bệnh viện để được xử lý kịp thời, tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Mong rằng với bài viết này, mẹ sẽ trang bị thêm nhiều kiến thức trên hành trình chăm sóc bé yêu!

Cụm từ tìm kiếm: bé bị nghẹt mũi, trẻ bị nghẹt mũi, trẻ sơ sinh nghẹt mũi, trẻ bị ngạt mũi, trẻ sơ sinh bị ngạt mũi…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

giấc ngủ quan trọng với trẻ em Previous post Thời gian đi ngủ thích hợp nhất cho trẻ em theo độ tuổi
cách chống say tàu xe cho trẻ em Next post Cách chống say xe hiệu quả cho trẻ nhỏ